Sau một thời gian, các bạn tìm hiểu hay nghiên cứu Tử Vi Việt Nam, Chiêm Tinh Học của phương Tây, Tử Bình của Trung Quốc hay các môn huyền học khác thường đi đến một BẾ TẮC - không thể tiến xa hay hiểu sâu thêm được nữa. Vì sao ? Cũng như trong võ thuật, lắm người trở nên "mê mẩn" với "chiêu thức": những cái gì đó "khoe mẽ", múa may "bề ngoài", cầu kỳ về mặt "trình diễn" mà quên đi 2 điều quan trọng - "thiếu nội công" và một cái "tâm". Nếu không có hai yếu tố này, chắc chắn cú "đấm" hay cú "đá" đó sẽ không được "định hướng", không "ra đòn" hiệu quả, thậm chí có thể tạo thêm cơ hội tốt "ghi bàn" cho "đối phương" và gây nguy hại ngược lại cho chính người đó.
Với Tử Vi hay Chiêm Tinh cũng vậy, nếu người nghiên cứu thiếu phần "nội công" và cái "tâm", những kiến thức bạn học được sẽ trở thành "đồ vứt đi" ! Vâng, có lẽ tôi nói hơi "cường điệu", nhưng sự thật là như vậy đấy. Cái "tâm" như thế nào thì tôi đã viết trong một số bài và sẽ không đề cập trong bài này. Vậy "nội công" đó là cái gì ? Đơn giản đó chính là nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu LỊCH SỬ và QUÁ TRÌNH của những kiến thức mà mình học được, kế tiếp là SUY LUẬN, PHÂN TÍCH và cuối cùng là KIỂM CHỨNG THỰC TẾ.
Như vậy, để có được "nội công" khi nghiên cứu Chiêm Tinh, bước quan trọng đầu tiên là các bạn cần tìm hiểu LỊCH SỬ và QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN của Chiêm Tinh Học. Dẹp bỏ tư duy "chủ quan" và phải có cách nhìn nhận "khách quan", "khoa học". Nói cách khác, hãy "xóa trắng" những gì các bạn đã biết để có thể tiếp thu những kiến thức mà tôi sẽ viết ở đây. Đây là bài viết mà tôi đã viết lở dở từ 2 năm nay, nhưng lại phát sinh trong quá trình tôi nâng cấp báo cáo Định Hướng Nghề Nghiệp lên phiên bản 7.4.x. Do đó tôi buộc phải hoàn tất bài viết này trước khi tôi có thể gửi các báo cáo ĐHNN cho các bạn. Cũng vì nếu để trong báo cáo thì sẽ quá dài nên tôi tách ra thành một bài riêng để mọi người có thể nghiên cứu. MỖI thông tin trong bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn nào "hứng thú" sẽ có thể tự tìm ra "gốc gác" của những gì tôi viết với những kiến thức khác sâu hơn từ những thông tin mà tôi cố gắng tóm tắt ngắn gọn nhất và liệt kê ở đây.
=========
HỎI: "Chiêm Tinh Học bắt nguồn khi nào và từ đâu ?"
-> Câu trả lời ngắn: "Nơi nào con người phát triển đầu tiên thì nơi đó chính là nguồn gốc của Chiêm Tinh Học."
-> Câu trả lời dài hơn: "Đọc tiếp bài viết này."
* Phân biệt ảnh hưởng "xấu" của Trung Quốc
Bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng có những thói "xấu" khác nhau. Trong đó, riêng người Trung Hoa có một cái "tật" kỳ lạ: họ thường "copy", "chôm" hay "cưỡng đoạt" đồ đạc hay "bí kíp" của "người khác" về rồi nói rằng đó là "của mình", và ngày nay đã có rất nhiều ví dụ về "tật xấu" này của họ, rõ ràng nhất là trong văn hóa, công nghệ hay địa chính trị. Lịch sử đã chứng minh "Hoàng Sa là của Việt Nam", nhưng họ đã thừa lúc chúng ta suy yếu (vì cuộc chiến giành độc lập trước năm 1975) nên đã cướp lấy hòn đảo này bằng vũ lực và gọi đó là "của họ". Họ "copy" các kiến trúc bên Mỹ rồi về TQ xây lại "y chang", "copy" các kịch bản Hollywood để làm lại phim bằng tiếng của họ, hoặc "nhái" lại các công nghệ kỹ thuật dân dụng hay quân sự rồi cũng nói rằng đó là "của họ phát minh". Một số nhà khảo cổ nghi ngờ có một "âm mưu đảo ngược lịch sử" giữa hoạt động khai thác khoáng sản của người Trung Quốc tại Châu Phi và các công bố khám phá khảo cổ về người tiền sử tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Họ cho rằng chính quyền Trung Quốc có thể đã tài trợ cho những chương trình này nhằm ngấm ngầm cổ súy cho cái gọi là "Tất cả phải xuất xứ từ Trung Quốc" hay "Trung Quốc là cái nôi của lịch sử loài người" thay vì Châu Phi. Vài năm trước, tôi sang TQ và thấy tận mắt họ thu mua gạo của Việt Nam về trộn lại rồi nói rằng đó là gạo "của họ" để bán cho dân địa phương. Không những "ngày nay" mà "ngày xưa" - hàng ngàn năm về trước, những tình trạng tương tự nói trên cũng xảy ra giống như vậy.
Chẳng có gì sai khi chúng ta "copy" tác phẩm hay công trình của người khác, nhưng ít nhất chúng ta cần xác nhận: "Ok, tôi đã lấy cảm hứng / xây dựng dựa trên / trích dẫn / copy / bắt chước ... từ nguồn của ông / bà / tập thể / công ty (ABC nào đó) để tạo ra sản phẩm / tác phẩm của tôi". Điều này sẽ có lợi không những cho uy tín của họ mà cho đạo đức của dân tộc và các thế hệ con cháu họ về lâu về dài. Nhưng không, phần lớn trong các vụ việc lâu nay, sự ích kỷ đã không để cho họ làm như thế. Và trong lãnh vực chiêm tinh học, tử vi hay phong thủy cũng không phải ngoại lệ.
Chính vì thói "ngộ nhận" và sự "đô hộ" của văn hóa Trung Quốc bao trùm lên nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, và đã kéo dài hàng nghìn năm nên nhiều người Việt Nam nghiên cứu lịch pháp, chiêm tinh học, tử vi, tử bình, phong thủy hay một số môn huyền học khác đều LẦM TƯỞNG rằng những môn đó đều bắt nguồn từ Trung Quốc mà ra. Họ sùng bái, suy tôn, cho rằng những kiến thức ấy là "siêu việt", thậm chí "vỗ ngực xưng danh" khi nắm được một phần kiến thức ấy (cho rằng họ, hay văn hóa TQ là "ưu việt" hơn của người khác), nhưng hầu như chẳng ai đặt câu hỏi ngược lại rằng người Trung Quốc có được những kiến thức ấy từ đâu ?! Chỉ biết là "lâu đời", nhưng thực tế "lâu cỡ nào" ? Đã vậy, những kiến thức của họ đã biến tấu đến mức "sặc mùi MÊ TÍN", khiến cho nhiều người trở nên "dị ứng" khi nói đến hai chữ "bói toán".
* Xác định "tâm linh" hay "mê tín" ?
Nhắc lại, có 2 sự khác biệt giữa "tâm linh" và "mê tín". "Tâm linh" là khi chúng ta "nhận biết" trong lương tri / lẽ phải, hoặc có một lý lẽ khoa học / logic nào đó để đo lường và xác định điều mà chúng ta "tin". Còn "mê tín" là khi chúng ta vẫn CHƯA BIẾT hay "chưa xác định" điều đó là cái gì, nhưng chúng ta vẫn cứ "tin". "Chiêm Tinh Học" KHÔNG PHẢI "bói toán" nhưng đúng hơn là một môn khoa học "bách khoa" nghiên về tâm linh (tôi đã từng có một bài viết để phân biệt tất cả các môn huyền học tại đây cct.tips/cth501001). Tuy nhiên, ngày nào chúng ta CHƯA hiểu gì về "chiêm tinh học" mà chúng ta vẫn "tin" vào "chiêm tinh học" thì theo định nghĩa: chúng ta vẫn còn "mê tín" ! Vâng, đúng như thế, "M-Ê--T-Í-N". Do đó, nếu các bạn cảm thấy hứng thú với "chiêm tinh học", đừng vội "tin" ngay mà hãy cố gắng TÌM HIỂU về môn này càng nhiều càng tốt. Khi các bạn đã có một số kiến thức kha khá, lúc đó các bạn có thể tự tin rằng mình không còn "mê tín" nữa mà đang trong một cuộc hành trình khám phá "tâm linh" qua "chiêm tinh học".
Khi chúng ta muốn "tin" vào một cái gì đó, hầu hết không ai trong chúng ta lại muốn mình trở thành một "kẻ mù quáng". Do đó, bản năng của chúng ta sẽ thúc đẩy chúng ta bắt đầu "suy nghĩ". Trong quá trình "suy nghĩ" đó, chúng ta sẽ tìm mọi cách trong khả năng và trí tuệ của chúng ta để "kiểm chứng" và "xác định" liệu "niềm tin" ấy có là "sự thật". Nếu là "đúng" với thực tế, chúng ta sẽ "tin", và nếu chúng ta thấy "sai" hoặc kết quả không như mong muốn, chúng ta cũng vẫn sẽ "ghi nhớ" nhưng chúng ta sẽ bắt đầu "đề phòng", "rút kinh nghiệm" để lần sau chúng ta không để mình trở thành một "kẻ mù quáng" nữa.
Với Chiêm Tinh Học cũng vậy, đầu tiên chúng ta cần phải biết chúng ta "tin" vào cái gì ? Nguồn gốc nó từ ở đâu ? Và tại sao nó lại như thế ? v.v... Như bài viết về cách phân biệt 3 vòng Hoàng Đạo khác nhau cách đây vài tháng (cct.tips/cth521002), tôi mong muốn các bạn quan tâm hoặc / và nghiên cứu Chiêm Tinh Học cũng cần nắm vững vì đây là một KIẾN THỨC CĂN BẢN giúp các bạn định hướng cho mình trong việc nghiên cứu cũng như hiểu được mình đang "tin" vào cái gì. "Chiêm Tinh Học" là một sản phẩm thuộc "trí tuệ" và "văn hóa" của con người, nên để có thể hiểu được nguồn gốc của nó, chúng ta cần đi ngược lại lịch sử của chính loài người tổ tiên của chúng ta.
NGUỒN GỐC CON NGƯỜI
* Người Cổ Đại "Đứng Thẳng" (Homo erectus) và hành trình di tản ra khỏi châu Phi (Exodus from Africa)
Sau khi Trái Đất được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, sự sống đầu tiên trên Trái Đất được cho là đã bắt đầu cách đây khoảng 3,5 TỈ năm. Dựa trên các tài liệu khảo cổ mới nhất, sau đó một thời gian rất dài thì giống người đầu tiên (tên khoa học: Australopithecus) chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 2,5 TRIỆU năm tại một khu vực thuộc Đông Phi thuộc nước Cộng hòa Congo ngày nay. Từ 2,3 đến 1,8 triệu năm là thời gian khi loài người bắt đầu phát triển "tiếng nói", "ngôn ngữ" và có thể sản xuất và sử dụng một số công cụ đơn giản (người Homo habilis).
Rồi trong giai đoạn khoảng 1,8 triệu năm đến 400 nghìn năm trước, đã có một sự "đột phá" đáng kể về "trí tuệ" và "sức mạnh" khi loài người biết cách sử dụng "lửa" cũng như cách phối hợp tập thể khi đi săn bắn với nhau (nhóm Homo erectus, "homo" = "loài người" với chữ "erectus" nghĩa là "đứng thẳng"). Hai kỹ năng quan trọng này đã giúp họ mạnh dạn di chuyển xa hơn ra khỏi khu vực Đông Phi: một số dần dần theo hướng Tây Bắc châu Phi và đa số đi ngược lên sông Nile (ngang qua Ai Cập) để theo ngã Đông - Đông Bắc đến khu vực Mesopotamia. "Mesopotamia" tiếng Hy Lạp có nghĩa là "vùng đất giữa các dòng sông" (dịch sang tiếng Hán Việt là "Lưỡng Hà") thực chất là một khu vực nằm "kẹp" giữa 2 dòng sông Tigris và Euphrates, ngày nay bao gồm phần lớn nước Iraq và Kuwait, một phần phía Đông của Syria, góc Đông-Nam của Thổ Nhĩ Kỳ và dọc các biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng như biên giới Iran-Iraq.
Từ khu vực Lưỡng Hà, loài người tiếp tục lan rộng xa hơn một tí về hướng Bắc đến khu vực nằm giữa biển hồ Capsian và biển Đen (Black Sea) và đến khoảng 600-700 nghìn năm trước, họ tiến xa hơn rất nhiều về hướng Đông, qua khỏi Bangladesh và chia làm 2 nhánh: một số theo bán đảo Thái Lan đi về hướng Nam thuộc Malaysia và Indonesia ngày nay, trong khi số còn lại đi tiếp về hướng Đông - Đông Bắc thuộc Trung Quốc ngày nay. Trong thập niên 1920, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các di chỉ và xương cốt của "Người Vượn Bắc Kinh" (Peking Man, Homo erectus pekinesis) trong một hang động thiên nhiên tại thôn Chu Khẩu Điếm trên núi Long Cốt, cách Bắc Kinh khoảng 48km về hướng Tây Nam. Điều này chứng minh cho thấy loài "người đứng thẳng" đã đến Trung Quốc khoảng gần 800 nghìn năm trước. Trong khi đó từ khu vực Lưỡng Hà, giống người Homo erectus cũng đã "Tây tiến" và "phủ sóng" toàn bộ khu vực Châu Âu cách đây khoảng 400 nghìn năm.
Trên bản đồ này, hướng di chuyển và niên đại của người Cổ Đại đứng thẳng Homo erectus được thể hiện bằng những đường mũi tên và chữ màu tím.
* Người Hiện Đại (Homo sapiens và Neanderthals) và cuộc Cách mạng Nông nghiệp (Neolithic / Agricultural Revolution, 12.500 TCN - 4.000 TCN)
Cho đến ngày nay, sự xuất hiện và lan rộng đột ngột của giống Người Hiện Đại thông minh (Homo sapiens) cách đây khoảng 200.000 năm vẫn còn là một bí ẩn. Cũng từ khu vực Trung Phi và đi theo những con đường cũ, Người Hiện Đại lấn lướt và dần dần thay thế các giống dân khác, khiến cho họ bị tuyệt chủng trên khắp thế giới. Ngay cả giống người Neanderthals đông đảo và mạnh mẽ có trước thời Người Hiện Đại vài trăm nghìn năm cũng đã phải "chịu thua", và họ đã bị đồng hóa và bị tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. Một số tôn giáo cho rằng Người Hiện Đại do một đấng siêu nhiên tạo nên, trong khi một số người nghi ngờ rằng Người Hiện Đại chính là một sản phẩm "cấy gen" của người ngoài hành tinh (aliens) !
Ở bản đồ trên, hướng di chuyển cùng với niên đại của Người Hiện Đại được thể hiện bằng những mũi tên màu ĐỎ, chữ nhỏ hơn màu ĐEN.
Trải qua nhiều đợt biến đổi khí hậu trên Trái Đất, đặc biệt trong Kỷ Băng Hà Cuối Cùng ("Last Glacial Period", 110.000 TCN - 12.000 TCN), giống Người Hiện Đại thông minh đã tản mạc khắp nơi, đi xa hơn cả những nơi mà Người Cổ Đại đứng thẳng (Homo erectus) đã từng đến trước đó. Từ khu vực Trung Đông, kỹ năng sử dụng lửa để sưởi ấm và săn bắn thành thạo đã giúp họ tiến lên phía Bắc, đến các vùng ôn đới và hàn đới ở châu Âu và châu Á. Từ đó, họ di chuyển dần dần phía Đông theo 2 ngã. Con đường cũ ấm hơn ở phía Nam ngang qua Ấn Độ, Thái Lan, xuống châu Úc Đại Lục hay ngoặc lên hướng Bắc thuộc Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản ngày nay. Con đường "mới" lạnh hơn ở hướng Bắc ngang qua các vùng đồng bằng và cao nguyên Seberia, đến Mông Cổ và gặp nhau với nhóm người phương Nam tại Trung Quốc đi lên. Vì trong cuối Kỷ Đại Băng Hà, mặt biển bị đóng băng nối liền Siberia và Alaska lại với nhau, điều này cho phép họ băng qua eo biển Bering để di chuyển đến Bắc Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng đến Nam Mỹ, hình thành các nền văn minh nổi tiếng như Aztec, Maya và Inca (khoảng 13.000 TCN ~ 12.000 TCN).
VĂN MINH LƯỠNG HÀ - NGUỒN GỐC CỦA CHIÊM TINH HỌC
Trong khi các nhóm Người Hiện Đại thông minh khác đang bận rộn di chuyển lan rộng khắp thế giới thì khu vực Lưỡng Hà đã trở thành một "ngã ba văn hóa" nhộn nhịp, nơi giao lưu, hội tụ, phát triển cũng như trao đổi những công nghệ tiên tiến nhất của loài người. Cũng như ngày xưa, Mesopotamia ngày nay vẫn còn là một vùng đất có những địa hình tương phản nhau rõ rệt gồm các sa mạc vây quanh bởi các rặng núi hiểm trở, xen lẫn là những "ốc đảo" (oasis) xanh tươi màu mỡ, được xuyên qua bởi các dòng sông. Tuy nhiên, khu vực này vốn thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đá (cần thiết cho việc xây dựng), kim loại quý (công cụ, vũ khí) và gỗ, và để có được những nguyên liệu đó, người dân địa phương thời xưa buộc phải mua và chở từ nơi khác đến qua việc buôn bán các loại nông sản và thú vật đã được thuần hóa. Nhờ vậy, Lưỡng Hà đã dần dần trở thành nơi loài người phát triển sớm nhất các hệ thống tưới canh, kỹ thuật trồng trọt và lai tạo giống hoa màu, cùng với một bộ máy hành chính tinh vi để quản lý nhân công, công trình, tài sản, các giao dịch kinh doanh thương mại và cả an ninh lãnh thổ.
Cũng vì thế, khu vực Lưỡng Hà được cho là nơi đầu tiên đã "khai hỏa" cho cuộc Cách mạng Nông nghiệp khắp thế giới ở cuối thời kỳ Đồ Đá (Neolithic / Agricultural Revolution Period, 12.500 TCN - 4.000 TCN). Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Lưỡng Hà cũng là nơi phát minh ra chữ viết, các hệ thống dựa trên chu kỳ "lục thập" (số 60) như chiêm tinh học (12 cung Hoàng Đạo) cùng những khái niệm về "thời gian" như 12 tháng trong một năm, 60 phút trong một giờ, vòng tròn có 360°, những phát minh quan trọng khác như bánh xe và các loại xe cộ, thuyền buồm, gạch nung và bản đồ. Họ thành thạo về thiên văn, toán học, toán lũy thừa và nghịch đảo lũy thừa (log), tính các bài toán lãi suất kép, ... mặc dù họ vẫn chưa thể giải được các bài toán đại số hay hình học.
* Huyền thoại về Chiêm Tinh Học theo Cơ Đốc / Thiên Chúa Giáo
Trong "sách Enoch", một trong những quyển kinh thánh cổ xưa của người Do Thái sống trong khu vực Lưỡng Hà, do Enoch tức "ông cố" của ông Noah viết, chiêm tinh học được 2 thiên sứ Kokabiel và Baraqiel truyền dạy cho con người. Kokabiel là vị thiên sứ trưởng thứ 4 và Baraqiel là vị thiên sứ trưởng thứ 9 trong 20 vị thiên sứ trưởng thuộc nhóm 200 thiên sứ (Nephilim) được Đức Chúa Trời (Jahweh/Jehovah) cử xuống "công tác" ở trần gian. Si mê sắc đẹp phụ nữ trần tục, nhóm 200 thiên sứ này đã kết hôn với con người và điều đó đã khiến Chúa Trời càng thêm thịnh nộ. Chính các vị thiên sứ trưởng này đã dạy cho con người nhiều kỹ năng quan trọng như thiên văn (Kokabiel), chiêm tinh (Baraqiel) và chu kỳ mặt trăng và âm lịch (Sariel), cũng như thời tiết (Chazaqiel), y khoa (Kasadya), chữ viết (Penemue), sản xuất vũ khí (Azazel), sử dụng vũ khí, võ thuật và nghệ thuật trang điểm (Gadreel) ... Đây là những kiến thức được cho là "bị cấm" (forbidden knowledge) vì nguy cơ lạm dụng chúng sẽ khiến cho con người càng thêm mê muội ("mê tín"), băng hoại, hung ác, dâm tục và suy đồi đạo đức. Con cái của các vị thiên sứ này sinh sôi nảy nở thành những "siêu nhân" khổng lồ cho đến khi được cho là đã bị tiêu diệt bởi trận Đại Hồng Thủy 40 ngày của Chúa Trời. Theo các nhà khoa học, dù được viết vào khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, các hình tượng trong sách Enoch cũng đã làm bùng lên giả thuyết về nguồn gốc loài người đã được can thiệp và thậm chí lai tạo bởi một số gen di truyền của người ngoài hành tinh.
NGUỒN GỐC CỦA VÒNG NHỊ THẬP BÁT TÚ (NTBT)
Nếu người xưa chia đường đi của Mặt Trời thành 12 cung Hoàng Đạo thì đường đi của Mặt Trăng trên bầu trời được chia thành 28 khu vực mà người Việt chúng ta biết đến dưới cái tên "Nhị Thập Bát Tú" qua văn hóa du nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốc không phát minh ra vòng NTBT mà nguồn gốc của nó đến từ khu vực Lưỡng Hà. Nhờ vào nhu cầu phát triển của nông nghiệp, người Lưỡng Hà đã biết chú ý đến các vị trí của Mặt Trăng và tầm quan trọng của nó liên quan đến chu kỳ thủy triều của sông ngòi, biển và đời sống của mọi sinh linh trên trái đất. Đây chính là căn bản cho sự phát triển của vòng NTBT, được cho là có thể đã hiện diện lâu đời hơn cả vòng Hoàng Đạo.
"Chữ viết" là sự biểu hiện vật lý của ngôn ngữ và tiếng nói. Chiêm Tinh Học, bao gồm các ghi chép thiên văn và công thức toán học, đã không thể hình thành nếu thiếu đi 2 yếu tố quan trọng:
1) Sự hiện diện của một hệ thống chữ viết có sẵn, và
2) Phát minh của công cụ ghi nhận thời gian: ĐỒNG HỒ !
Các khám phá khảo cổ cho thấy con người đã bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ khoảng 50.000 năm đến 35.000 Trước Công Nguyên (TCN) và họ thể hiện ngôn ngữ qua các hình vẽ thô sơ trên các tảng đá hoặc sản phẩm thủ công (đồ gốm) về những biến cố đặc biệt hay sự kiện diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, so với "ngôn ngữ" thì "chữ viết" chỉ được phát minh gần đây: khoảng 3.000 ~ 3.500 năm TCN từ khu vực Lưỡng Hà do người Sumerian, Babylon và Hy Lạp sinh sống (dọc sông Nile).
Trong khi đó, sau những tiến bộ vượt bậc trong thời Phục Hy (2.800 TCN - 2.737 TCN), người Trung Quốc chỉ phát minh ra chữ viết của họ vào khoảng 1500 ~ 1000 năm TCN (cuối đời nhà Thương / 殷代 / Shang dynasty) ghi khắc trên các mảnh xương và ngà của thú vật và vỏ sò thô sơ, và phải đợi đến thời Xuân Thu (春秋時代, 722 TCN - 481 TCN) thì chữ viết của họ mới được hệ thống hóa bởi Lỗ Ban và đức Khổng Tử. Đây chính là lý do tại sao chúng ta thấy các môn bói toán của người Trung Quốc có một điểm chung là rộ lên vào những giai đoạn này, có một xuất xứ khá "man rợ" vì bắt nguồn hầu hết từ "XƯƠNG" động vật như: "quẻ dịch", "xin xăm", "bói mu rùa" "bói mai rùa" (giáp cốt), "bói chân gà" v.v... Ngay cả thuật "xem tướng" cho con người cũng có nguồn gốc từ "xem xương" (cốt cách). Nói cách khác, hệ thống chữ viết của người Trung Quốc dù không liên hệ với các nền văn hóa khác nhưng đã có SAU người Sumerian, Babylon và Hy Lạp. Như vậy, không có chữ viết thì Chiêm Tinh Học tuyệt đối không thể nào phát triển ở Trung Quốc "sớm hơn" các dân tộc khác, mặc dù trong một cuộc khai quật gần đây cho thấy họ đã có khái niệm "tứ tượng" trong giữa thời kỳ Cách mạng Nông nghiệp (khoảng 7.000 năm TCN). "Tứ tượng" là 4 con thú chung cai quản những vấn đề như thiên văn, địa lý (phong thủy), thuyết âm dương, triết học của người Trung Quốc, như: Chu Tước (phượng), Thanh Long (rồng), Bạch Hổ (cọp) và Huyền Vũ (rùa). Khái niệm này thật ra cũng không quá biệt với cách phân chia lá số chiêm tinh của người Sumerian / Ai Cập / Hindu thành những nhóm "góc tư" ("quadrants") dựa trên các tiêu chí khác nhau về hành hay phương vị.
Về thời gian, người cổ đại đã biết sử dụng bóng cây dưới ánh mặt trời để ghi nhận thời gian ít nhất là từ 4.000 ~ 3.000 năm TCN, nhưng phương pháp đó (sun dial) chỉ thật sự phát triển khi người Sumerian sáng chế ra "chữ viết". Tương tự, người Hy Lạp dựng lên các tượng đá cao (obelisks) dùng để theo dõi chuyển động của Mặt Trời cũng như phát minh ra đồng hồ chạy bằng nước (clepsydrae) vào khoảng 2.000 năm TCN, cùng với đồng hồ cát (hourglass) và đồng hồ nến. Qua các tuyến thương mại, những "công nghệ" từ vùng Lưỡng Hà này đã được "nhập khẩu" vào Trung Quốc, đặc biệt là đồng hồ nước trong đời nhà Chu (Zhou dynasty, khoảng 1.000 năm TCN), sau được các kỹ sư Trung Quốc thời đó cải tiến thành đồng hồ chạy bằng thủy ngân. Đến khoảng 1.000 năm Sau CN, một vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo phát minh ra đồng hồ chạy bằng cơ học và loại đồng hồ cơ này đã dần dần thay thế các loại đồng hồ khác, cho tới phát minh của đồng hồ điện tử gần đây trong thế kỷ thứ 20.
Tóm lại, dựa trên những bằng chứng khoa học và thứ tự lịch sử, chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc KHÔNG PHẢI là một "cái nôi" của Chiêm Tinh Học mà đúng hơn chỉ là một "chi nhánh" hay "biến thể". Văn hóa TƯ DUY (triết lý), cách nghiên cứu và diễn giải của người Trung Quốc cũng nghiên về "mê tín" nhiều hơn, vì ngày xưa, các môn "chiêm tinh học" và huyền thuật chỉ được sử dụng trong cung đình, phục vụ các vua chúa và quan lại, không được truyền "bí kiếp" ra ngoài nên họ phải tìm cách "giấu nghề", cắt đứt mọi nguồn gốc kiến thức mà họ "ăn cắp" được, cố tình "thổi phồng", "bóp méo" hay ghi chép "lộn xộn" và chỉ có những "truyền nhân" hay những người nghiên cứu thật sự và nghiêm túc thì mới có thể thấu hiểu các nguyên lý cũng như những "cái bẫy" kiến thức được ngầm giăng ra.
Do thương mại, chiến tranh và hoàn cảnh chính trị, kiến thức chiêm tinh khi qua đến Trung Quốc đã trở thành "dị bản" với những nghiên cứu, biểu tượng và tên gọi riêng của họ, nhưng nguyên lý vẫn không khác biệt với "nguyên bản" từ văn hóa Lưỡng Hà. Ý nghĩa 12 con giáp của người Trung Quốc cũng vẫn tương tự như 12 cung Hoàng Đạo (Tí = Nhân Mã, Sửu = Ngư Dương, Dần = Bảo Bình v.v...) 24 tiết khí trong năm vẫn được tính toán dựa trên vị trí Mặt Trời và lịch pháp cũng kết hợp với chu kỳ Mặt Trăng trong tháng. "Lục thập hoa giáp" ("60 con giáp") cũng lấy từ hệ thống lục thập (sexagesimal system) của người Sumerian đã có lâu đời từ khoảng 3.000 năm TCN. Và có thời, họ cũng đã "copy" hệ thống 360 ngày cho một năm giống như các nhà chiêm tinh cổ ở khu vực Lưỡng Hà.
Đối với vòng Nhị Thập Bát Tú, giống như người Ả Rập, người Trung Quốc "copy" và vẫn sử dụng đúng 28 chòm sao của vòng này, nhưng từ rất xa xưa, các chiêm tinh gia cổ đại từ khu vực Lưỡng Hà đã quyết định chỉ sử dụng 27 chòm. Lý do bởi vì khi quan sát thực tế, ngôi sao đại diện cho chòm thứ 28 - sao "Ngưu" hay "Ngưu Kim Ngưu" (sao Vega, gần khu vực cung Ngư Dương Capricorn) nằm quá cách xa tách biệt với 27 chòm còn lại (chếch lên hướng Bắc) nên không thể đóng vai trò chính ảnh hưởng trên vòng "Nhị Thập Bát Tú". Do đó, nếu có tính đến ảnh hưởng của sao "Ngưu" thì họ sẽ gộp chung ảnh hưởng của một phần trong khu vực chòm sao Đẩu (Nhân Mã, bộ Nam Đẩu Tinh trong Tử Vi) và một phần của sao Nữ (Bảo Bình). Trong truyền thuyết, người Hindu tin rằng Mặt Trăng là một ông thần "phong lưu đào hoa" có 27 người vợ, tượng trưng bởi 27 cung của vòng NTBT trên bầu trời, và mỗi ngày thần Mặt Trăng (nhân vật thứ 28 của NTBT) sẽ đi đến nhà và ngủ với một bà vợ khác nhau. Một lý do khác để sử dụng 27 chòm sao thay vì 28 chòm sao trên vòng NTBT đó là vì số 27 tương đối gần khớp với con số 27,322 ngày = chu kỳ chính xác của Mặt Trăng đi vòng quanh Trái Đất hơn là số 28. Mỗi ngày, Mặt Trăng di chuyển khoảng 1 cung trên vòng Nhị Thập Bát Tú. Nếu lấy 360° chia đều 27 thì mỗi cung NTBT chiếm đúng 13°20'00", một con số chẵn đơn giản và "hợp lý" hơn là con số lẻ 12°51'26" khi lấy 360° chia cho 28.
Cũng giống như chủ tinh của mỗi cung Nhà trên lá số, mỗi cung của vòng Nhị Thập Bát Tú cũng có một chủ tinh, nhưng tôi gọi trong tiếng Việt là "chủ cung" (trong báo cáo ĐHNN) để phân biệt với từ "chủ tinh" dành do 12 cung Nhà trên lá số. Mỗi cung trên vòng Nhị Thập Bát Tú còn được chia nhỏ thành 4 cung nhỏ hơn (tiểu cung), và mỗi tiểu cung này được cai quản bởi một hành tinh ("chủ tiểu cung" = chủ tinh của tiểu cung). Như vậy, 27 cung x 4 tiểu cung = 108 tiểu cung mà Mặt Trăng đi qua trong suốt một tháng ... (từ đây, những chi tiết khác về ứng dụng của NTBT sẽ được mở rộng trong báo cáo ĐHNN)
"108" tiểu cung của Mặt Trăng trên vòng NTBT cũng chính là con số kỳ diệu mà trong Phật Pháp hay nói đến. Phật Giáo phát sinh từ Ấn Độ, "hàng xóm" với khu vực Lưỡng Hà, là nơi được truyền thụ cũng như bảo tồn nhiều kiến thức Chiêm Tinh nhất trên thế giới nên trong kinh Phật có nhắc đến vài con số quan trọng liên quan đến các chu kỳ Chiêm Tinh. Chuỗi hạt làm từ cây bồ đề dùng trong hoạt động trì chú hay tụng kinh luôn luôn đếm đúng 108 hạt, tượng trưng cho 108 phiền não của con người, nhưng nếu vượt qua được thì đây cũng là 108 bước chân lên đến "thiên đường", "cõi niết bàn" (nirvana) hay cảnh giới cao nhất mà loài người chúng ta ai cũng cần phải đạt đến - đó là sự "giải thoát" hay "thoát khổ". Người Thiên Chúa Giáo còn tin rằng họ có thể đạt được điều đó qua một con đường khác, đó là chương trình cứu rỗi (salvation) do Đức Chúa Trời ban tặng cho con người. Do đó người Do Thái cũng thường có phong tục biếu tặng quà cáp hay từ thiện cho người khác theo cấp nhân của số "18" (vì 18 x 6 = 108, con số 6 = 6 ngày lao động cật lực trong một tuần lễ, trừ 1 ngày Chủ Nhật để nghỉ ngơi) ...
Như vậy, chúng ta đã hiểu được nguồn gốc của con số "108" đến từ đâu: chu kỳ của Mặt Trăng mỗi tháng trong "Chiêm Tinh Học" !
CÁC BIẾN TẤU VÀ CHI NHÁNH CỦA CHIÊM TINH HỌC
Ngày nay, chúng ta có cả ít nhất hàng trăm biến tấu (variations) / chi nhánh (branches) khác nhau của Chiêm Tinh Học nên người mới nghiên cứu sẽ dễ "tẩu hỏa nhập ma", không biết chi nhánh nào là "đúng" và nguồn gốc của chúng là từ đâu. Tuy nhiên, tôi đã tóm lược một cách đơn giản tình trạng biến tấu của Chiêm Tinh Học trên bản đồ:
- Khu vực màu VÀNG là khu vực Lưỡng Hà nơi văn hóa con người đã phát triển từ lâu đời nhất và cũng là nơi sinh ra Chiêm Tinh Học. Đây cũng là nơi Chiêm Tinh Học "nguyên thủy" còn được sử dụng. Trong một bài viết, tôi đã chia sẻ rằng tôi có một may mắn: đó là một trong những người thầy dạy cho tôi môn Chiêm Tinh là một người Do Thái sinh ra và lớn lên ở ngay khu vực này trước khi tôi gặp được bà ấy ở Canada. Tuy chỉ được bà hướng dẫn một thời gian ngắn (trong 3 năm trước khi bà mất 2004), cơ hội ấy đã giúp tôi có một định hướng đúng đắn về môn học này. Mặc dù tôi cũng đã nghiên cứu Chiêm Tinh Học hàng chục năm trước đó, kiến thức của tôi chỉ thật sự mở rộng kể từ khi tôi gặp bà.
- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu XANH LÁ CÂY là nơi mọi kiến thức tinh hoa của Chiêm Tinh Học cổ truyền đã phát triển và còn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Vẫn là khu vực Lưỡng Hà ngày xưa, nay trở thành vùng Trung Đông, một số ở Ai Cập (Egypt), Thổ Nhĩ Kỳ, chạy lên hướng Bắc tối đa lác đác ở Bulgari và Romania. Ở hướng Đông, kiến thức Chiêm Tinh Học từ vùng Lưỡng Hà đã đi theo con đường di cư của dòng người cổ đại vào đến Ấn Độ. Đây có lẽ là điều may mắn và tuyệt vời nhất cho Chiêm Tinh Học. Vì một vài lý do "thần kỳ" nào đó, Chiêm Tinh Học đã "thoát" khỏi nạn "diệt chủng" cực đoan của Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến tranh + tuyên truyền của họ, và cho đến ngày nay, người Hindu / Ấn Độ đã lưu giữ được hầu như trên 80% kiến thức + phương pháp Chiêm Tinh Học từ thời Sumerian / Babylon / Ai Cập cổ đại cách đây 5.000 năm ! Cũng như ngày xưa, ở Ấn Độ, Chiêm Tinh Học được xem là "tài sản văn hóa của quốc gia", được xem là một môn học chính, được chính phủ tài trợ và tích cực bảo tồn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất và cấp bách hiện tại đó là chỉ có khoảng 10-15% tài liệu được dịch ra và phổ biến, còn lại 80% hiện vẫn còn đang bị con người "lãng quên" đâu đó trong các thư viện, chùa chiền và những di tích. Vấn đề lớn thứ nhì và cũng là một nghịch lý đó là nạn "cái Tôi quá lớn" và khỏi phải nói cái tính "cực kỳ bảo thủ" của nhiều chiêm tinh gia Ấn Độ, khiến cho họ không chịu "cập nhật", lạm dụng Chiêm Tinh Học cho những mục đích "mê tín dị đoan", "tư lợi cá nhân" và cố tình kìm hãm những nghiên cứu mới mẻ đột phá.
- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu HỒNG ĐỎ là hướng đi của kiến thức Chiêm Tinh Học đã bị "lai tạp", "tam sao thất bổn" hoặc "thất truyền". Phần lớn (60%) những gì mà chúng ta thường đọc liên quan đến "12 cung Hoàng Đạo" và "Placidus House" trên báo chí và tài liệu phương Tây ngày nay là thuộc về nhánh này. Nguyên nhân chính là do chính trị, chiến tranh và xung đột tôn giáo triền miên, nhất là trong lịch sử cận đại của loài người (thế kỷ 15 - 20). Ở châu Âu, sự trỗi dậy và bành trướng cực đoan của Thiên Chúa Giáo và nỗ lực tiêu diệt những "kẻ ngoại đạo" (bao gồm những chiêm tinh gia) ở nhiều thế kỷ trước đã khiến cho nhiều tài liệu nghiên cứu và sách vở quan trọng bị thiêu đốt, nhiều công trình thiên văn bị hủy diệt. Ở mặt trận khác, họ "làm phức tạp hóa vấn đề" bằng những thông tin / sách vở đã bị bóp mép, xuyên tạc, sai lệch, nhằm mục đích làm hài lòng Giáo Hội hay tình hình chính trị địa phương. Qua đến Trung Quốc, Chiêm Tinh Học đã bị "thay da" và "đội lốt" khác bởi những chiêm tinh gia của cung đình ngày xưa (nổi bật là vụ 12 biểu tượng Hoàng Đạo trở thành 12 con vật phần lớn "nuôi trong nhà"), các nguyên lý có một số thay đổi "bề ngoài" nhưng bên trong vẫn không có gì khác ("ngũ hành", "cửu diệu"). Cũng giống như người Trung Quốc, những người da đỏ ở Bắc Mỹ (Indian) cũng đem hệ thống Chiêm Tinh Học từ vùng Lưỡng Hà về và "địa phương hóa" / đổi thành những con vật khác đại diện cho vòng Hoàng Đạo của họ. Ví dụ: biểu tượng cho "Sư Tử" là một con cá salmon (cá hồi), "Xử Nữ" là hình một con gấu, "Song Ngu" trở thành con cáo trong khi "Nhân Mã" trở thành con cú hay "Ngư Dương" là một con ngỗng.
- Các đường mũi tên có gạch đứt quãng màu TÍM (Trung Quốc + Bắc Mỹ + Nam Mỹ) là những khu vực có một số phát triển độc đáo riêng về Chiêm Tinh Học, mặc dù họ có lẽ không quá tiến bộ hay chi tiết tinh tế như Chiêm Tinh Học "nguyên thủy". Giống như người Aztec, người Mayan cũng duy trì 2 hệ thống lịch song song với nhau, trong đó hệ thống 260-ngày cho một năm (gọi là "tzolkin"), chia năm thành 20 nhóm (mỗi nhóm 13 ngày) và lịch chu kỳ Kim Tinh là quan trọng nhất. Kiến thức chiêm tinh khác lạ của người Maya đáng lẽ ra đã được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn ngày nay nếu như nhiều sách vở giá trị của họ đã không bị tiêu hủy bởi linh mục cuồng tín người Tây Ban Nha Diego de Landa trong thế kỷ thứ 16 khi ông được cử đến công tác tại vùng đất này.
[CCT]
(còn tiếp)
* Link về bài viết này: cct.tips/cth510001
* Phiên bản 2.0.0, đăng lần đầu ngày 9/1/2017, cập nhật lần 2 ngày 22/7/2023